Chia sẻ cấu tạo tổng quát của xe máy
a. Động cơ:
Là bộ máy gồm nhiều chi tiết và hệ thống lắp ghép liên hệ mật thiết với
nhau, là nơi đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt biến thành cơ năng rồi sinh
ra động lực truyền sang hệ thống truyền chuyển động làm cho xe di
chuyển. Muốn vậy trong động cơ phải có các chi tiết và hệ thống sau:
+ Các chi tiết cố định và di động.
+ Các chi tiết của hệ thống phân phối khí.
+ Hệ thống làm trơn, làm mát.
+ Hệ thống nhiên liệu.
+ Hệ thống đánh lửa.
b. Hệ thống truyền chuyển động:
Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe phát động, thay đổi tốc độ, moment của bánh xe phát động tùy theo tải trọng và đường sá. Hệ thống này gồm: Bộ ly hợp, hộp số, bánh xe răng kéo xích (nhông trước); dĩa sên (nhông sau), xích tải.
Ở một vài
loại môtô không dùng sên mà hệ thống láp chuyền và cac - đan. Trên xe
gắn máy động cơ và hệ thống truyền chuyển động được ráp chung thành một
khối ta thường gọi là động cơ.
c. Hệ thống chuyển động (hệ thống di chuyển):
Có tác dụng biến chuyển động quay của hệ thống truyền chuyển động thành
chuyển động tịnh tiến của chiếc xe. Mặt khác nó còn có tác dụng bảo đảm
cho xe di chuyển êm dịu trên những đoạn đường không bằng phẳng. Hệ thống
này gồm: Bánh xe trước, bánh xe sau, hệ thống nhún và khung xe.
d. Hệ thống điều khiển:
Có nhiệm vụ thay đổi hướng chuyển động của chiếc xe. Cho xe chạy chậm
lại hay dừng hẳn để đảm bảo an toàn khi giao thông. Hệ thống này gồm tay
lái, các cần điều khiển và hệ thống thắng.
e. Hệ thống điện đèn còi:
Có tác dụng tạo tín hiệu hoặc chiếu sáng khi xe dừng, quẹo, đi trong đêm
tối hoặc chỗ đông người để bảo đảm an toàn giao thông. Hệ thống này gồm
các đèn chiếu gần, chiếu xa, đèn lái, đèn stop, đèn quẹo, đèn soi sáng
côngtơmét, kèn, các loại đèn tín
hiệu. . .
Vào trang sieuthithietbihanoi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét