ĐCSTQ bắt mạng xã hội phải “quy hàng”
16 năm sau khi
lập trình viên người Mỹ là Ray Tomlinson phát minh ra thư điện tử và kí
tự @, vào tháng 9/1987, chiếc email đầu tiên được gửi đi từ Trung Quốc.
Nó phát đi một thông điệp rằng, từ bên kia Vạn Lý Trường Thành, người
Trung Quốc đã có thể vi vu đến mọi nơi trên thế giới. 10 năm sau, khi
Internet trở thành nền tảng thông tin có thể truy cập công khai, cả cư
dân mạng lẫn chính quyền TQ đều nhận ra rằng, các luồng thông tin trực
tuyến có thể có tác động lớn đến nền chính trị độc đảng. ĐCSTQ bắt đầu
lo ngại và có các bước nhằm kiểm soát.
Năm
1997, Bắc Kinh ban hành đạo luật đầu tiên hình sự hóa các bài viết đăng
trực tuyến mà cho là gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Năm 1998, Lin
Hai, một kỹ sư phần mềm 30 tuổi đã bị bắt và bỏ tù vì tội chia sẻ 30.000
địa chỉ email của TQ tới một tờ báo tại Mỹ. Lin Hai trở thành “tội
phạm” mạng trực tuyến đầu tiên của nước này.
Năm
1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tới Trung Nam Hải để
thỉnh nguyện ôn hòa nhằm kháng nghị việc cảnh sát Thiên Tân bắt giữ trái
phép các học viên Pháp Luân Công. ĐCSTQ tin rằng các học viên Pháp Luân
Công đã tập hợp bằng cách liên lạc qua email và điện thoại di động.
Việc thỉnh nguyện ôn hòa này cũng là cái cớ để chính quyền Giang Trạch
Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công và “thêm” động lực để kiểm soát
Internet.
Vào cuối những
năm 1990, Fang Binxing cùng cộng sự đã phát triển phần mềm Golden Shield
(Khiên Vàng), cho phép chính quyền Trung Quốc kiểm tra bất kỳ dữ liệu
nào được gửi đi và nhận được, bao gồm chặn các địa chỉ IP, tấn công DNS
và lọc các đường link URL cũng như các từ khóa cụ thể bên trong đường
link URL đó. “Thành quả” của Fang đánh dấu bằng sự ra đời của Great
FireWall (Đại Tường Lửa). “Cha đẻ của Đại Tường lửa” vụt thăng tiến trên
con đường chính trị, nhưng phải nhận sự ruồng rẫy của hàng triệu người
dùng mạng tại Trung Quốc thời điểm ấy.
Đại
Tường Lửa đã dẫn đến một danh sách dài các trang web bị chặn, trong đó
Facebook không hề bị đơn độc mà có bạn “đồng hành” là Twitter, Snapchat,
Instagram, Youtube, WhatsApp, Pinterest… Google là “ông lớn” của thế
giới, nhưng chỉ là chàng tí hon ở xứ sở khắc nghiệt này, và rồi cũng mất
tăm mất dạng.
Tháng 9/2013,
Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc ra phán quyết, rằng tác giả các bài
trực tuyến nếu cố tình lan truyền “tin đồn” hoặc “dối trá”, có trên
5.000 người theo dõi hoặc hơn 500 lần chia sẻ, sẽ phải đối mặt án tù 3
năm. Luật này được áp dụng triệt để sau trận lụt ở tỉnh Hà Bắc vào tháng
7/2016, ba người bị bắt giữ vì tội đưa “tin giả” qua mạng xã hội về số
người chết và nguyên nhân của trận lụt lội. Các bài viết và hình ảnh về
trận lụt, đặc biệt là số nạn nhân bị đuối nước trong trận lụt đó cũng bị
ĐCSTQ kiểm duyệt chặt chẽ.
ĐCSTQ
cũng nhắm vào những người có tầm ảnh hưởng trên MXH, có lượng lớn người
theo dõi. Với 1,6 triệu người dùng Weibo, số lượng bài đăng trên mạng
này đã bị giảm 70% trong giai đoạn 2011-2013. Tháng 1/2015, Bắc Kinh đã
“phóng” thêm Great Cannon (Đại pháo), mục tiêu “đánh phá” của nó là các
trang web cung cấp dịch vụ giúp người dùng Internet “vượt tường lửa”,
tiếp cận các website bị Bắc Kinh “cấm cửa”. Phát súng đầu tiên của nó
nhắm vào trang web GitHub (Mỹ), với cường độ tấn công – từ chối – dịch
vụ (DDoS) quy mô lớn, gây ngừng trệ hoạt động mạng này trong 5 ngày,
buộc GitHub phải xóa các trang liên kết như New York Times (phiên bản
tiếng Trung) và GreatFire.org – một VPN phổ biến giúp người Trung Quốc
vượt qua được tường lửa kiểm duyệt của ĐCSTQ…
Ngoài áp dụng những công nghệ tinh vi như “Đại
Tường lửa”, “Khiên Vàng” hay “Đại pháo”, chính quyền Trung Quốc còn
muốn “uốn nắn” tư tưởng người dân bằng cách tuyển dụng các dư luận viên
(DLV) Internet công khai vào năm 2004. Sở Giáo dục Trường Sa, tỉnh Hồ
Nam được biết đến như là nơi đầu tiên tuyển dụng DLV, những người chỉ có
mỗi việc là ngồi đọc các bình luận dưới các bài viết, “chỉnh lại” cho
đúng với đường lối của Đảng, và nếu cần thiết thì có thể nhận xét tiêu
cực, chụp mũ, bêu xấu thậm chí chửi rủa để làm nản lòng độc giả, cũng
như “ghi vào sổ đen” những bình luận không theo quan điểm của ĐCSTQ.
Đầu tháng Một
năm nay, bác sĩ Lý Văn Lượng, người vừa qua đời rạng sáng ngày (7/2) và 7
người khác đã bị công an Vũ Hán cảnh cáo vì lan truyền thông tin “bất hợp pháp và sai sự thật”
về virus corona mới sau khi những người này cảnh báo trên mạng xã hội
WeChat về 7 trường hợp nhiễm một loại virus mới bí ẩn giống SARS nhằm
giúp đỡ các bác sĩ khác chú ý tránh bị phơi nhiễm. Ông Lý đã bị công an
Vũ Hán yêu cầu ký vào bản cam kết hứa chấm dứt hành vi phạm pháp như
trên và nếu ông không tuân thủ cam kết này, thì ông sẽ phải đối mặt với
một bản án hình sự. Tuy nhiên, sau khi thông tin dịch bệnh không còn có
thể che giấu được nữa, dưới áp lực của dư luận, Tòa án Tối cao Trung
Quốc hôm 29/1 đã có một động thái chưa từng thấy từ trước đến nay khi ra
thông cáo khiển trách công an Vũ Hán, bác sĩ Lý chuyển từ người “tung tin đồn thất thiệt” thành “người thổi còi” của dịch bệnh, là anh hùng của người dân.
Ngày 25/1, Trung tâm An ninh WeChat đã đưa ra một thông báo về cái gọi là “tin nhảm về dịch bệnh”, theo đó trích dẫn các điều khoản của “Luật Hình sự sửa đổi” của ĐCSTQ để đe dọa những ai “ngụy tạo tin giả dịch bệnh” sẽ phải ngồi tù.
Sau cái chết của bác sĩ Lý, theo thống kê từ Initium Media, tính đến 1:12 sáng ngày 7/2, chủ đề “Chúng tôi muốn tự do ngôn luận” đã
có tới 2,025 triệu lượt xem và hơn 8.000 bài đăng trên Weibo. Sau
khi hashtag này bị xóa, cư dân mạng tiếp tục chia sẻ hashtag “Chúng
tôi yêu cầu tự do ngôn luận”. Một số cư dân mạng thậm chí còn học theo
phong trào phản đối Luật Dẫn độ ở Hồng Kông, đề xuất tuân theo năm yêu
cầu về tự do ngôn luận: “Rút lại những lời chống lại bác sĩ Lý Văn
Lượng; rút lại tất cả các lệnh xóa thông tin; rút lại tất cả các
phát ngôn cáo buộc vu khống; thành lập một ủy ban điều tra độc lập truy
cứu trách nhiệm của những quan chức liên đới; lập tức trao trả lại quyền
tự do ngôn luận cho người dân”.
Tuy vậy, những chủ đề này cũng cùng chung số phận nhanh chóng bị xóa bỏ trên MXH bị kiểm soát bởi chính quyền Trung Quốc.
Vào trang trithucvn để biết thêm nhiều thông tin thú vị bạn nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét