Tại sao việc điều trị bệnh nhiễm whitmore khó khăn?
Vào thời điểm mùa mưa là thời gian thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển mạnh mẽ trong môi trường bùn đất, bụi đất và nước gây khó khăn trong việc phòng tránh bệnh.Với kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hạn chế ở các cơ sở y tế tuyến dưới, bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, liên cầu, ... với các triệu chứng lâm sàng tương tự nhau. Bệnh chỉ được chẩn đoán chính xác khi đi cấy mủ để phát hiện dương tính với whitmore dưới chỉ định bác sĩ.
Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh whitmore, bệnh nhân phải được điều trị tấn công bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp (6-8g Ceftazidim/ngày truyền tĩnh mạch) kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần. Sau khi tình trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng: Rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tại mũi – họng. Sau vài tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất 3 tháng nữa để tránh tái phát vì nếu bị lại, tỉ lệ t ử vong rất cao. Khi nhiễm whitmore, thông thường, 40-60% bệnh nhân mắc whitmore sẽ t ử vong. Tỉ lệ t ử vong sẽ giảm đáng kể nếu bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn.
Bệnh nguy hiểm như thế, nhưng bệnh này vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh rất nhanh, có thể cướp đoạt mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện.
Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỉ lệ tử vong do whitmore cao.
Tuy nhiên, một số người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước chủ quan, không có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cũng không điều trị sớm và triệt để.
Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: Sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... nên cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán sớm.
Vào trang Vietnamnet để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét