Dùng sim Việt Nam ở nước ngoài cần lưu ý điều gì?
Với xã hội hiện đại như ngày nay thì nhu cầu ra nước ngoài cũng ngày càng tăng cao, tuy nhiên không phải ai cũng muốn đổi sim mới của quốc gia mình đặt chân đến mà vẫn sử dụng chính sim của mình khi ở Việt Nam. Thế nhưng, việc sử dụng sim Việt Nam ở nước ngoài cũng không phải chuyện dễ dàng, vì vậy bạn nên lưu ý những điều dưới đây để an toàn và tiết kiệm chi phí hơn nhé!1. Chuyển vùng quốc tế
Không thể phủ nhận việc sim Viettel được sử dụng rộng rãi khắp đất nước Việt Nam chúng ta tuy nhiên mạng Mobifone và Vinaphone cũng không hề kém. Vì vậy việc sử dụng sim của các nhà mạng này ở nước ngoài cũng không hề ít. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết cách sử dụng như thế nào để an toàn và tiết kiệm chi phí khi ở nước ngoài.Để sử dụng sim Việt Nam ở nước ngoài, thì chúng ta cần phải thực hiện hòa mạng quốc tế thì mới có thể liên lạc giữa các quốc gia với nhau.
Ngoài ra, với dịch vụ roaming người sử dụng sẽ dễ dàng sử dụng các dịch vụ của các nhà mạng như gọi, nhắn tin hay truy cập internet ngay cả khi bạn đang ở nước ngoài. Bởi với dịch vụ roaming này, khi bạn đi ra nước ngoài thì thiết bị sẽ tự động kết nối với mạng của nước đó.
2. Lời khuyên khi sử dụng sim Việt Nam ở nước ngoài
a. Chỉ sử dụng những nhà cung cấp mạng quen thuộc
- Mỗi nhà khai thác mạng đều đã có những thỏa thuận ngầm với nhau, khi bạn chuyển vùng rất có thể điện thoại của bạn sẽ tự động chuyển mạng lưới cung cấp, khi đó nếu truy cập mạng khác bạn sẽ bị tính phí cao hơn.
- Bạn nên kiểm tra thông tin này với nhà cung cấp mạng quen thuộc để đảm bảo luôn nằm trong vùng phủ sóng của họ.
b. Tắt hộp thư thoại
- Ít ai biết là khi nghe các cuộc gọi bằng hệ thống hộp thư thoại bạn sẽ phải trả tiền đến hai lần. Trước tiên khi mở hộp thư thoại, bạn phải trả tiền bằng với số tiền của người gửi (vì đây là cuộc gọi liên mạng quốc tế), và tiếp theo bạn phải trả tiền lần hai để nghe các thư thoại đó.
- Lời khuyên là, hãy tắt hệ thống hộp thư thoại cũng như tắt chế độ chuyển hướng cuộc gọi, khi máy báo có cuộc gọi nhỡ thì chỉ việc gọi lại số máy đó, như vậy sẽ chỉ tốn tiền cho một lần gọi đi.
b. Cẩn thận với những cuộc gọi đến
Khi đang ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái
nhận cuộc gọi vì người gọi sẽ trả tiền, nhưng khi ra nước ngoài thì
không phải vậy. Trong các cuộc gọi quốc tế cả người gọi và người nhận
đều phải trả phí vì để kết nối được một cuộc gọi quốc tế khó khăn và tốn
kém hơn, việc bắt buộc cả hai bên đều phải trả phí sẽ giúp chúng ta đàm
thoại ngắn gọn và thiết thực, tránh “nấu cháo điện thoại đường dài”.
c. Gửi hình ảnh thay vì văn bản
Câu nói “Một tấm hình có thể nói lên được
rất nhiều điều” rất thích hợp khi bạn nhắn tin quốc tế. Phí gửi một tin
nhắn đa phương tiện (MMS) rẻ hơn phí gửi một tin nhắn văn bản thông
thường; thậm chí trong tin nhắn MMS, bạn có thể chèn thêm cả 1.000 ký
tự, thay vì chỉ 160 như SMS.
Mẹo nhỏ: mỗi khi nhắn tin
quốc tế, bạn hãy chọn tin đa phương tiện (Create a new MMS), kể cả khi
không muốn gửi âm thanh và hình ảnh thì MMS cũng cho phép soạn được nội
dung tin nhắn dài hơn nhiều so với SMS.
Và điều cuối cùng là, nếu có thể bạn nên
mang theo một máy điện thoại khác, tắt toàn bộ các dịch vụ roaming từ
máy chính, mua một sim điện thoại trả trước mới của nhà mạng tại quốc
gia đó, lắp vào máy phụ và sử dụng các cuộc gọi một cách bình thường.
Sim điện thoại bạn có thể mua ngay tại sân
bay ngay khi bạn vừa hạ cánh. Bạn cũng có thể chỉ cần thay sim mới vào
và cất sim cũ đi. Đây là cách phòng tránh “thâm hụt tài khoản”. Điều nãy
có lẽ sẽ hiệu quả và đơn giản nhất, đối với người phải liên tục sử dụng
di động khi đi công tác nước ngoài.
Vào trang topsim để biết thêm nhiều thông tin thú vị bạn nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét